Mệnh đề quan hệ (Relative clause) là một cấu trúc thường gặp trong ngữ pháp tiếng Anh nói chung và cũng thường xuất hiện trong kỳ thi IELTS. Để đạt được kết quả tốt, các bạn cần nắm vững kiến thức để biết cách ứng dụng vào bài thi của mình, đặc biệt là kỹ năng IELTS Writing. Trong bài viết hôm nay, Anh ngữ UEC – địa chỉ học IELTS tại Đà Nẵng sẽ giới thiệu đến các bạn cấu trúc, cách dùng và những lỗi phổ biến trong mệnh đề quan hệ.
– Mệnh đề quan hệ là một mệnh đề đứng sau một danh từ, dùng để giải thích rõ hơn về danh từ đứng trước nó.
– Mệnh đề quan hệ bắt đầu bằng các đại từ quan hệ: who, whom, which, that, whose hay những trạng từ quan hệ why, where, when.
Ví dụ:
Nếu bạn chỉ nói như vậy thì đối phương sẽ không biết chàng trai nào, vậy nên mình phải giải thích chàng trai đó là ai.
Chúng ta hoàn toàn có thể nói 2 câu như vậy, nhưng cả 2 câu đều đề cập đến chàng trai. Vậy thì lúc này mình hãy gộp thành 1 câu luôn và sử dụng mệnh đề quan hệ:
– Là mệnh đề được dùng để xác định danh từ đứng trước nó, bắt buộc phải có mệnh đề quan hệ trong câu để bổ sung nghĩa cho danh từ; không có nó câu sẽ không đủ nghĩa.
– Tất cả các đại từ quan hệ được sử dụng trong mệnh đề xác định.
– Mệnh đề quan hệ xác định không có dấu phẩy và được sử dụng khi danh từ là danh từ không xác định.
Ví dụ:
⇒ Nếu không sử dụng mệnh đề “who is wearing a blue T shirt” thì người nghe sẽ rất khó để xác định cậu bé nào là em trai của bạn. Do đó, mệnh đề “who is wearing a blue T shirt” là quan trọng và bắt buộc phải có trong câu.
– Là mệnh đề cung cấp thêm thông tin về người hoặc vật, không bắt buộc, không có nó thì câu văn vẫn đúng ngữ pháp và nghĩa không thay đổi.
– Mệnh đề không xác định có dấu phẩy và Mệnh đề này không được dùng “That”.
Ví dụ:
⇒ Nếu không có mệnh đề “who is famous all round the world” thì người nghe vẫn biết Taylor Swift là ca sĩ. Do đó, mệnh đề “who is famous all round the world” không bất buộc phải có trong câu.
Đại từ có thể đóng vai trò là chủ ngữ hoặc tân ngữ trong mệnh đề quan hệ. Để tạo nên câu mệnh đề quan hệ thì không thể thiếu những đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ. Dưới đây là các đại từ được dùng trong câu:
- N (person) + WHO + V + O: Thay thế cho người, dùng như chủ ngữ, tân ngữ
- N (person) + WHOM + S + V: Thay thế cho người, dùng như tân ngữ
- N (thing) + WHICH + V + O: Thay thế cho đồ vật, sự việc, dùng như chủ ngữ, tân ngữ
- N (person, thing) + WHOSE + N + V …: Thay thế cho tính từ sở hữu của cả người và vật, dùng như đại từ sở hữu »
- That: Thay thế cho cả người và vật, dùng như chủ ngữ, tân ngữ
» Khi đi sau các hình thức so sánh nhất
» Khi đi sau các từ: only, the first, the last
» Khi danh từ đi trước là vật hoặc bao gồm cả người và vật
» Khi đi sau các đại từ bất định, đại từ phủ định, đại từ chỉ số lượng: no one, nobody, nothing, anyone, anything, anybody, someone, something, somebody, all, some, any, little, none.
» Trong cấu trúc: It + be + … + that … (chính là …)
» Các trường hợp không dùng that:
– Trong mệnh đề quan hệ không xác định
– Sau giới từ
Trạng từ quan hệ có thể được sử dụng thay cho một đại từ quan hệ và giới từ. Cách làm này sẽ làm cho câu dễ hiểu hơn.
- when = on / at / in which: Trạng từ quan hệ chỉ thời gian, đứng sau danh từ chỉ thời gian
… N (time) + WHEN + S + V
- where = at/ in/ from/ on which: Trạng từ quan hệ chỉ nơi chốn, đứng sau danh từ chỉ nơi chốn
… N (place) + WHERE + S + V
- why = for which: Trạng từ quan hệ chỉ lý do, thường đứng sau danh từ “the reason”
… the reason + WHY + S + V
Nếu mệnh đề quan hệ là mệnh đề chủ động thì rút thành cụm hiện tại phân từ (V-ing).
Ví dụ:
Cách rút gọn: Bỏ đại từ quan hệ who + Chuyển động từ chính từ stands thành standing.
Cách rút gọn: Bỏ đại từ quan hệ who + Bỏ trợ động từ was + Chuyển động từ chính từ smiling thành smiling.
Ta có thể dùng past participle (V3ed) để thay thế cho mệnh đề đề quan hệ khi nó mang nghĩa bị động
Ví dụ:
Cách rút gọn: Bỏ đại từ quan hệ who + Bỏ trợ động từ was + Giữ nguyên given.
Mệnh đề quan hệ được rút thành cụm động từ nguyên mẫu (to_infinitive) khi trước đại từ quan hệ có các cụm từ: the first, the second, the last, the only… hoặc hình thức so sánh bậc nhất.
Để rút gọn mệnh đề quan hệ, ta lược bỏ đại từ quan hệ, rồi sau đó chuyển động từ hoặc trợ động từ (nếu có) thành dạng To_Verb (to infinitive).
Ví dụ:
Cách rút gọn: Bỏ đại từ quan hệ who + chuyển động từ comes thành to come.
Cách rút gọn: Bỏ đại từ quan hệ who + chuyển động từ won thành to win.
Notes: Chúng ta không sử dụng active hay passive to-infinitive sau an
a. Công thức 1: BỎ who, which… to be → GIỮ NGUYÊN tính từ phía sau.
– Nếu phía trước that là đại từ bất định như something, anything, anybody…
Cách rút gọn: Bỏ đại từ quan hệ that + bỏ trợ động từ is + giữ nguyên tính từ wrong.
– Khi có dấu phẩy phía trước và phải có từ 2 tính từ trở lên.
Cách rút gọn: Bỏ đại từ quan hệ who + bỏ trợ động từ is + giữ nguyên 2 tính từ old and sick.
b. Công thức 2: Những trường hợp còn lại ta đưa tính từ LÊN TRƯỚC danh từ
Ví dụ:
Cách rút gọn: Bỏ đại từ quan hệ who + đưa tính từ sick lên trước danh từ grandmother + bỏ 2 dấu phẩy.
Cách rút gọn: Bỏ đại từ quan hệ which+ bỏ trợ động từ is + đưa tính từ very beautiful and fashionable lên trước danh từ hat.
Tuy nhiên nếu cụm tính từ gồm cả danh từ ở trong nó thì ta chỉ còn cách dùng V-ing mà thôi.
Ví dụ:
Tóm lại cách rút gọn loại này khá phức tạp vì nó tùy thuộc vào đến 3 yếu tố:
⇒ Lược bỏ đại từ quan hệ:
Trong mệnh đề quan hệ “that I have ever seen”, that đóng vai trò tân ngữ của have seen. Vì vậy chúng ta có thể rút gọn mệnh đề quan hệ bằng cách lược bỏ “that”.
Trong mệnh đề quan hệ “who you talked to yesterday”, who đóng vai trò tân ngữ của talked to. Vì vậy chúng ta có thể rút gọn mệnh đề quan hệ bằng cách lược bỏ who.
Mặc dù mệnh đề quan hệ được sử dụng khá rộng rãi nhưng khi sử dụng mệnh đề quan hệ, các bạn có thể mắc rất nhiều lỗi sai. Một số lỗi sai tiêu biểu có thể được kể đến là nhầm lẫn trong việc sử dụng các đại từ quan hệ, nhầm lẫn trong việc sử dụng dấu phẩy, chia động từ và chủ ngữ không hoà hợp với nhau. Cùng tìm hiểu những lỗi phổ biến trong mệnh đề quan hệ nhé!
Các bạn cần lưu ý cách dùng cũng như chức năng của các đại từ quan hệ. Để hiểu một cách cụ thể hơn, các bạn có thể tham khảo:
Ví dụ:
Vì “who” dùng để chỉ người nên không thể dùng từ “who” trong câu này, cần thay “who” thành “which” hoặc “that”.
Cả “who” và “whom” đều dùng để thay thế cho danh từ chỉ người. Tuy nhiên, đại từ quan hệ “who” vừa có thể là chủ ngữ, vừa có thể là tân ngữ; còn “whom” chỉ có thể là tân ngữ. Do đó, các bạn cần lưu ý để tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng hai đại từ này.
Ví dụ:
Trong câu trên, “I” là chủ thể của hành động “met” và “the boy” đóng vai trò là tân ngữ trong câu. Do đó cả “whom” và “who” đều có thể được sử dụng.
Đại từ quan hệ who thay thế cho cụm từ “that boy”, từ này đóng vai trò chủ ngữ trong câu “that boy is the author of this book”. Do đó, trong câu này các bạn phải dùng “who” thay vì “whom” để làm chủ ngữ của mệnh đề quan hệ.
Từ bảng trên, người đọc có thể thấy từ “that” khá dễ sử dụng vì nó có thể thay thế cho cả danh từ chỉ người và vật, vừa là chủ ngữ vừa là tân ngữ. Tuy nhiên, trong khi các đại từ khác như who, which,… có thể được sử dụng ở cả mệnh đề quan hệ xác định và không xác định thì đại từ quan hệ “that” chỉ có thể được sử dụng trong các mệnh đề quan hệ xác định.
Ví dụ:
Trong trường hợp này, cụm mệnh đề quan hệ “that my brother knew in high school” là mệnh đề quan hệ không xác định, có nghĩa là khi bỏ mệnh đề này ra khỏi câu, người đọc vẫn hiểu được ý nghĩa của câu. Do đó, các bạn không thể dùng “that” ở đây mà phải dùng “who” hoặc “whom”.
Người đọc có thể thấy một số đại từ quan hệ có thể thay thế lẫn nhau. Tuy nhiên có một số trường hợp, các bạn không thể thay thế đại từ quan hệ này bằng một từ khác, cụ thể:
Nếu “which” thay thế cho mệnh đề chính và là chủ ngữ cho một mệnh đề quan hệ không xác định (không bắt buộc) phía sau, các bạn không thể thay thế từ “which” bằng các đại từ quan hệ khác.
Ví dụ:
Chỉ từ “whose” được sử dụng như một đại từ sở hữu, cho nên “whose” không thể bị thay thế bởi các đại từ quan hệ khác.
Ví dụ:
Nếu danh từ chính bao gồm 2 danh từ trở lên, trong đó vừa có cả người vừa có cả vật, các bạn bắt buộc phải dùng đại từ quan hệ “that”.
Ví dụ:
- Trong một số trường hợp, các bạn có thể lược bỏ đại từ quan hệ. Tuy nhiên, có những trường hợp các bạn phải giữ đại từ quan hệ trong câu, cụ thể:
- Đại từ “whose” không thể bị lược bỏ.
- Trong văn phong informal, đại từ quan hệ có thể bị lược bỏ trong mệnh đề quan hệ xác định và khi không đóng vai trò là chủ ngữ của mệnh đề quan hệ. Nói cách khác, chúng ta có thể bỏ “who”, “whom”, “which”, “that” khi những đại từ quan hệ này đóng vai trò là tân ngữ và trước chúng không có dấu phẩy.
Ví dụ:
Các bạn nên chú ý việc dùng dấu phẩy khi sử dụng mệnh đề quan hệ. Dấu phẩy được sử dụng để ngăn cách mệnh đề không xác định ra khỏi phần còn lại của câu. Cụ thể hơn, khi danh từ được thay thế đã xác định, các bạn cần dùng dấu phẩy khi sử dụng mệnh đề quan hệ.
Các danh từ đã xác định khi chúng là:
Là vật duy nhất mà mọi người đều biết, ví dụ như Sun (mặt trời), Moon (mặt trăng)…
Một lỗi phổ biến trong mệnh đề quan hệ đó là động từ và chủ từ trong mệnh đề không hoà hợp với nhau. Do đó, người đọc cần chú ý kỹ danh từ mà đại từ quan hệ hoặc trạng từ quan hệ đang thay thế là gì, số ít hay số nhiều để có thể chia động từ một cách hợp lý.
Ví dụ:
⇒ Trong câu này, “which” thay thế cho “that song” mà “that song” là danh từ số ít, do đó “remind” phải được đổi thành “reminds”.
⇒ Trong câu này, “which” thay thế cho “these songs” mà “these songs” là danh từ số nhiều, do đó “remind” phải được giữ nguyên, không phải “reminds”.
Qua bài viết trên, UEC đã cung cấp cho các bạn một số kiến thức về cách rút gọn mệnh đề quan hệ cũng như đưa ra một số lưu ý và lỗi phổ biến trong mệnh đề quan hệ mà các bạn hay mắc phải. Bạn cũng có thể ghé thăm trang web của Anh ngữ UEC để được chia sẻ những cẩm nang học tiếng Anh hiệu quả.
UEC chúc bạn học tập và ôn luyện thật tốt!